Đặc điểm máy trộn nhũ hóa chân không công nghiệp
- Máy nhũ hoá chân không là chỉ cấu tạo chính là nhũ hoá dịch, tức là từ 2 loại dịch chất trở lên qua máy nhũ hoá chân không để ép li tâm chân không đồng nhất các thành phần phân tử trong dịch chất lại với nhau.
- Trong môi trường chân không để dịch chất không bị váng nổi sủi bọt và ổn định cấu tạo phân tử trong nguyên liệu cần sử dụng máy trộn nhũ hóa
- Để dễ hiểu hơn lấy ví dụ như trong 1 chất dịch có nước và dầu và bột kem, nếu trộn thông thường thì dầu ở trên và nước ở giữa rồi đến bột kem ở dưới, sẽ tách thành tầng lớp như vậy. Nhưng khi vào đánh trộn đồng hoá trong máy nhũ hoá chân không thì tất cả sẽ được đánh trộn chém với tốc độ cao trong môi trường chân không, các phân tử nguyên liệu gắn kết hoà trộn đồng đều vào nhau, không bị tách lớp tạo thành dịch kem mịn đồng nhất.
- Tuỳ từng ngành mỹ phẩm hay dược phẩm hoặc thực phẩm mà sẽ có đặc thù kết cấu đồng hoá trên hoặc đồng hoá dưới và kết cấu cánh đánh trộn khác nhau.
- Toàn bộ bộ máy gồm: Bộ phận nâng hạ thuỷ lực, Nồi nhũ hoá chính, Nồi chứa dầu, Nồi chứa nước và tủ điện điều khiển.
Tại sao nên lựa chọn máy nhũ hóa chân không nhập khẩu
Hiện nay, trên thị trường có máy trộn nhũ hóa chân không tự chế và dòng máy nhập khẩu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đã lắp đặt nhiều máy ngành mĩ phẩm nói chung và máy nhũ hóa nói riêng cho khách hàng khắp cả nước, Sao Bắc Á khuyên bạn nên chọn máy nhập khẩu vì:
- Máy nhập khẩu đã được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng CE.
- Bộ phận lên xuống thuỷ lực kế cấu liền mô tơ điều khiển thuỷ lực lên xuống, không phải kết cấu rời như máy chế (phải tháo hẳn bộ phận thuỷ lực ra mới nhìn được). Do vậy lên xuống rất êm ái, tuổi thọ rất bền.
- Hệ thống chân không máy nhập khẩu rất tốt, độ chân không cực kỳ ổn định. Máy chế tạo trong nước dùng nhiều một thời gian hầu như hỏng phần chân không. Còn nếu xưởng nào sản xuất ít, chỉ để dùng trưng bày đăng ký thì dùng được lâu.
- Hệ thống gioăng phớt máy nhập khẩu cực kỳ kín, đặc biệt bộ phận đồng hoá đáy nồi. Điều này phải càng dùng thời gian về sau và càng dùng nhiều thì mới càng thấy rõ được ưu điểm của máy nhập khẩu.
- Hệ thống nhiệt đồng nhất, không bị chênh lệch giữa thực tế và cài đặt nhiều như máy chế tạo trong nước.
- Linh kiện thiết bị lắp đặt trên máy đều là của hãng nổi tiếng Đức, Nhật có chứng nhận xuất xứ, có kẹp tem chứng nhận mới 100%. Còn hàng chế tạo trong nước rất nhiều nơi dùng hàng linh kiện cũ Seconhan, không phải khách hàng nào cũng biết để kiểm tra vấn đề này. Bởi vậy giá thành máy rất rẻ.
- Hệ thông trục, CNC của máy nhập khẩu hơn hẳn máy chế tại gia công trong nước. Khi đặt hai bộ máy gần nhau để kiểm định sẽ thấy rất rõ.
- Tuy nhiên Máy chế tạo gia công trong nước rất rẻ cho nên không phải khách hàng nào cũng nhìn ra vấn đề này, mà chỉ thấy đầu tư ban đầu rẻ thì nghĩ sẽ khấu hao máy nhanh. Tuy nhiên dùng một năm sau sẽ thấy rõ sự rệu rạo của Máy chế tạo gia công trong nước.
Xem máy nhũ hóa chân không Sao Bắc Á lắp đặt cho khách hàng tại đây.
Ký hiệu các mã máy của nhà máy trên máy nhũ hóa chân không nhập khẩu bạn cần biết
- SPX-A: Hình thức mở nắp thuỷ lực lên xuống, đồng hoá dưới, cánh khuấy quét thành, trong đáy nồi là đồng hoá nhũ hoá, ấn nút điều khiển.
- SME-B: Mở nắp thuỷ lực lên xuống, đồng hoá trên, cánh khuấy quét thành, đáy nối đồng hoá nhũ hoá, ấn nút điều khiển.
- SPX-C: Mở nắp thủ công tay, đồng hoá dưới, cánh khuấy quét thành quét đáy, đáy nồi đồng hoá nhũ hoá, ấn nút điều .khiển.
- SME-D: Tổ hợp đồng hoá nhũ hoá chân không, mở nắp tay, đồng hoá dưới, cánh khuấy quét thành quét đáy, đồng hoá nhũ hoá đáy nổi, điều khiển ấn nút tay.
- SME-E: Máy nhũ hoá chân không loại nhỏ mini thí nghiệm.
Thông tin chi tiết về máy trộn nhũ hóa chân không công nghiệp
1. Bộ phận điều khiển của máy nhũ hóa chân không tự động
Bảng điều khiển máy chi tiết
Chú thích chi tiết
Hệ thống điện
- Thiết bị này phải được nồi dây mát tiếp địa chống giật.
- Nên thường xuyên định kỳ kiểm tra việc tự ngắt điện của hệ thống.
- Định kỳ 01 tháng 1 lần kiểm tra các điểm đấu nối trong tủ điện.
- Khi ở trong môi trường rất ẩm ướt thì không được dùng thiết bị.
Đường ống
- Kiểm tra định kỳ van an toàn, đồng hồ áp lực nồi.
- Khi đang gia nhiệt nồi trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có công nhân đứng máy quan sát áp lực của đồng hồ áp lực, điều này rất quan trọng, không được để áp lực vượt quá ngưỡng quy định (việc này áp dụng cho nồi gia nhiệt bằng hơi).
- Khi gia nhiệt thì đảm bảo nước làm mát ở lớp giữa nồi đã được xả đi.
- Khi gia nhiệt trong lúc đóng mở van thì phải chú ý tránh bị bỏng.
2. Nồi Nhũ Hóa Chân Không Chính
Nồi trộn nhũ hóa chính
Nước, dầu ở bên nồi chứa nước và chứa dầu sau khi được làm nóng sẽ được hút sang nồi chính để làm nóng lên tiếp, sau đó tiến hành trộn đồng hoá hút chân không, làm mát, tạo độ kết dính, thêm chất độn nguyên liệu khác hoặc hương liệu. Cuối cùng, trộn nhũ hoá tiếp để hoàn thành cả quy trình.
Kết cấu nồi chính:
Gồm nắp nồi, thân nồi, bộ phận cánh khuấy, bộ phận đồng hoá, bộ phận chân không (nâng hạ thuỷ lực và giá đỡ).
- Nắp nồi gồm: đồng hồ chân không, hút lọc liệu, van xả khí, lỗ chân không, lỗ vào khí nén, lỗ thở, cầu rửa CIP, kính đèn quan sát bên trong, lỗ thêm hương liệu.
- Thân nồi: Cấu tạo 3 lớp (lớp tiếp xúc dịch trong cùng, lớp giữa gia nhiệt và làm mát, lớp ngoài bảo ôn).
- Bộ phận cánh khuấy gồm: Mô tơ, giảm tốc, biến tần, gioăng và cánh khuấy.
- Bộ phận đồng hoá gồm: Mô tơ, trục răng xoáy và gioăng.
- Bộ phận chân không gồm: Bơm chân không, tank tuần hoàn nước, liên kết.
- Bộ phận nâng hạ thuỷ lực gồm: Trạm thuỷ lực, ben, mô tơ, van điện từ điều khiển.
Giới thiệu về nắp nồi máy nhũ hóa
Nắp nồi trộn nhũ hóa chân không
Chú thích chi tiết
- Kính quan sát: Tiến hành quan sát thường xuyên tình trạng nguyên liệu trong nồi.
- Lỗ hút liệu: Lợi dụng độ chân không để hút nguyên liệu từ Tank dầu và Tank nước sang nồi chính.
- Cảm biến chân không: Dùng cho việc nâng hạ thuỷ lực, khi nồi chính đang ở trong trạng thái chân không nhất định thì thông qua cảm biến này sẽ ngăn chặn việc mở nắp nồi.
- Bộ phận hút chân không: Dùng để hút chân không dịch trong nồi, để thuận tiện cho việc thao tác nhà máy lắp van 1 chiều.
- Đèn quan sát: Để quan sát nhìn thấy tính trạng dịch bên trong nồi nên có lắp đèn bên trong đối diện với lỗ ống kính quan sát..
- Lỗ thoát hơi nước đọng (hay còn gọi là lỗ thở): Khi đang ở trạng thái làm việc thì lỗ này sẽ giúp ích trong việc chống lại không khí bên ngoài hoặc hơi ẩm bên ngoài lọt vào bên trong nồi ảnh hưởng đến dịch.
- Bộ phận rửa CIP: Mỗi lần sản xuất xong phải rửa vệ sinh nồi, quả cầu CIP rửa xoay 360 độ rửa sạch nồi bên trong.
- Đồng hồ áp lực chân không: Dùng để quan sát biết được độ chân không bên trong nồi, đồng thời có thể tự cài đặt độ chân không cho nồi.
- Lỗ cho hương liệu vào: Dùng để cho bổ sung thêm 1 lượng nhỏ hương liệu trong quá trình sản xuất nếu cần.
Một số lưu ý về quá trình điều khiển máy
Đèn hiển thị: Trên bảng điều khiển có 3 đèn hiển thị với biểu tượng lần lượt là A, B và C
- Trong điều kiện bình thường sau khi ấn nút điện tổng trên bảng điện thì cả 3 đèn này sẽ đều sáng và như vậy là máy có thể làm việc:
- Nếu khi bật điện tổng trên tủ điện mà 1 trong 3 đèn này không sáng, thì sẽ xảy ra một số trường hợp như sau:
A Có hiện tượng thiếu pha điện, kiểm tra lại tổng đường dây đi vào xem có lỏng hay có dây nào chưa đấu.
B Đèn chỉ thị hỏng, thì phải thay đèn khác.
C Chưa mở nút dừng khẩn cấp, mở ra.
D Có thể khi thử nâng nắp nồi rồi hạ xuống không hết đứt dây ở cảm biến, kiểm tra lại.
Trong quá trình làm việc nếu gặp bất kỳ sự cố nào thì phải ngay lập tức ấn nút dừng khẩn cấp, dừng tất cả mọi công đoạn.
Trong quá trình vận hành khách hàng cần chú ý:
- Không phải nhân viên kỹ thuật hiểu về máy không tự ý tự chạy máy.
- Điện của bộ máy là điện 3 pha 240V, 50Hz, trước khi sử dụng phải kiểm tra tủ điện xem đấu tiếp địa chưa để tránh nguy hiểm khi bị sự cố rò điện.
- Kiểm tra tủ điện bên trong không bị ẩm ướt do nước ngấm vào.
Đồng hồ hiển thị tham số khống chế nhiệt độ: sử dụng và căn chỉnh (cụ thể phải xem hướng dẫn sử dụng của riêng đồng hồ này), nhà máy đã cài đặt sẵn.
Khi nối đồng hồ xong thì xoay công tắc về “ cài đặt “ lúc này các thông số cài đặt hiển thị lên để điều chỉnh, sau khi căn chỉnh xong thì lại lại xoáy vặn đưa về “ đo lường “ và lúc này đồng hồ sẽ đo nhiệt độ thực tế của dịch
+ Khi nhiệt độ thực tế thấp hơn nhiệt độ cài đặt lúc này đèn sẽ xanh, rơ le nhiệt trong trạng thái làm việc, ống nhiệt vẫn tiếp tục trong trạng thái gia nhiệt
+ Khi nhiệt độ thực tế đúng bằng nhiệt độ cài đặt thì đèn sẽ sáng đỏ, rơ le nhiệt ngắt, ống gia nhiệt dừng gia nhiệt
+ Phạm vi nhiệt của đồng hồ 0-400 độ C, sai số nhiệt độ 2 độ C
+ Điện của đồng hồ là 220V 50Hz, đầu ra 0-10mA hoặc 4-20mA, nhiệt độ làm việc là 0°C~50°C
+ Đồng hồ nhiệt đặt khô ráo, tránh bịăn mòn hoặc hơi nước vào
Đồng hồ hiển thị chỉ số nhiệt độ
Đồng hồ nhiệt:
Đồng hồ nhiệt
Nguồn điện là: AD/DC 100-240V hoặc 380V-50Hz/60Hz
M: là phút – S: là giây – H: là giờ
Chi tiết phạm vi độ trễ và cách chỉnh:
Đồng hồ 3 pha: Nối điện xong, kim trên đồng hồ áp từ 0 sẽ nhảy lên vị trí 380, biểu thị điện áp bình thường, còn nếu kim nhảy loạn lên là điện áp có vấn đề, không ổn định.
Đồng hồ 3 pha
Bộ phận cánh khuấy máy nhũ hóa công nghiệp
+ Bộ phận cánh khuấy trộn gồm khung cánh khuấy quyét thành và trục khuấy
+ Tốc độ khuấy do biến tần điều tốc
+ Nhìn vào hình vẽ từ trên xuông dưới sẽ là: Trục ngoài – trục trong – cánh quét trong – cánh quét vét ngoài, miếng nhựa vét.
Chi tiết cánh khuấy
Khởi động hoặc dừng làm việc cánh khuấy
+ Khởi động: Lựa chọn ở trên bản điểu khiển nhũ hoá“乳化罐搅拌”ấn nút màu xanh sau đó ấn sang biến tần nút (RUN) lúc này khởi động tốc độ và cài đặt thông số biến tần khuấy, có nút xoáy văn tốc độ nhanh chậm.
+ Dừng: Lựa chọn ở trên bản điểu khiển nhũ hoá“乳化罐搅拌”ấn nút màu đỏ hoặc ấn nút dừng biến tần STOP sau đó xoay nút tốc độ về 0 rồi mới ấn nút đỏ dừng trên bảng điều khiển. Như vậy là có 2 cách để dừng cánh khuấy.
Giới thiệu bộ phận đồng hóa máy trộn nhũ hóa
- Kết cấu đồng hoá: Đồng hoá dưới, mô tơ, bánh răng trục, kết cấu cố định đáy.
- Thiết kế gioăng kín đặc biệt và trục đáy kín, nước làm mát gioăng đồng hoá.
- Nguyên lý đồng hoá: Mô tơ thông qua kết cấu trục đáy và thiết kế tốc độ quay cao dẫn động bánh rang trong nồi xoay tốc độ cao, dưới tác dụng xoay li tâm sẽ tạo dòng xoáy dịch liệu từ dưới đẩy lên trên rồi quyện xuống đáy bánh rang xoay chém cứ như thế khi ở tốc độ rất nhanh dịch liệu được chém xé trong môi trường chân không hoàn thành việc nhũ hoá phân tách phân tử, cụ thể xem hình dưới.
Đồng hóa
Thao tác dừng và khởi động bộ phận đồng hóa
+ Tốc độ đồng hoá do biến tần điều khiển cài đặt, trước khi khởi động biến tần cần chuẩn bị:
- Kiểm tra xem nồi đã có nguyên liệu chưa(với kiểu xả dịch đáy nồi thìít nhất phải có½ nồi nguyên liệu dịch mới cho chạy đồng hoá).
- Kiểm tra đảm bảo van điện từ làm mát tuần hoàn bộ phận đồng hoá.
Hướng dẫn dừng và khởi động
- Nút xanh lá trên đầu là: Khi khởi động đèn này sang
- Nút xanh thứ 2 là: khởi động đồng hoá
- Nút đỏ dưới cùng là: tắt đồng hoá
Lưu ý khi vận hành bộ phận đồng hóa máy
– Khi quan sát hướng chuyển động của đồng hoá thì phải nhìn từ trên xuống thấy xoay ngược chiều kim đồng hồ, không được thay đổi cái này, ngoại trừ có khuyến cáo đặc biệt từ nhà sản xuất.
– Tốc độ đồng hoá có biến tần điều khiển, vậy thì phạm vi điều tốc là 1-50HZ (cao nhất không được vượt quá 60HZ).
– Khi bật chạy bộ phận đồng hoá phải đảm báo trong nồi đủ dịch liệu nếu chạy không tải hoặc không đủ liệu sẽ phá huỷ hết gioăng của bộ phận đồng hoá.
– Trước khi mở máy đồng hoá phải đảm bảo van đường dẫn nước vào đã được mở nếu không có nước vào làm mát thì gioăng sẽ bị phá huỷ và dẫn đến hở liệu chui ra ngoài đi vào mô tơ đồng hoá dẫn đến cháy mô tơ.
Giới thiệu bộ phận bơm chân không
– Bơm chân không là kiểu bơm nước vòng kèm theo thùng chứa nước Inox nhỏ và van điện từ điều khiển.
– Độ chân không lớn nhất là -0.1Mpa (thường chỉ ở mức -0.085Mpa).
Khi khởi động và tắt dừng bơm chân không cần lưu ý
- Trước khi khởi động bộ phận chân không cần đảm bảo thùng chứa nước nhỏ tuần hoàn đầy nước.
- Kiểm tra chiều quay của Mô tơ bơm chân không có cùng với chiều mũi tên đã đánh dấu ký hiệu không, nếu không đúng chiều quay thì sẽ dẫn đến khi hút chân không sẽ không đạt độ chân không.
- Kiểm tra các van xem đã đóng chưa nếu không sẽ không hút được chân không.
- Kiểm tra lỗ chân không trên Nắp nồi đã lắp van 1 chiều chưa, nếu chưa có thì phải dung tay mở van cầu ra, khi dừng hút chân không thì phải kịp thời đóng lại.
Hướng dẫn chi tiết khởi động và dừng bơm
+ Khi khởi động bơm chân không nhất định phải đảm bảo tank nhỏ chứa nước đầy nước nếu thiếu nước sẽ không làm mát gioăng được dẫn đến chay hỏng bơm chân không.
+ Khi bơm chân không không có nước vào thì khi mở bơm chân không sẽ phát ra âm thanh gằn máy. Khi nghe thấy âm thanh vậy phải ngay lập tức dừng vận hành bơm chân không sau đó kiểm tra lại xem nguồn nước có đi được vào bơm chân không hay không.
+ Khi bơm chân không làm thì nên tắt gia nhiệt đi bởi vì khi đang hút chân không mà vẫn gia nhiệt thì sẽ dễ có hơi nước, dẫn đến độ chân không không đạt được theo yêu cầu.
Sơ đồ nguyên lý làm việc Bơm chân không tuần hoàn nước
Giới thiệu bộ phận nâng hạ thủy lực
- Bộ phận nâng hạ bao gồm: Ben dầu lên xuống – Trạm nén dầu – Dầu thuỷ lực.
- Nguyên lý làm việc bộ phận nâng hạ thuỷ lực: Mô tơ dẫn động chuyển động bơm dầu – bơm hút dầu xong sẽ đánh dầu để làm máy chuyển hoá thành áp lực dầu tác động đến tổ hợp và van dầu sẽ thực hiện điều tiết phương hướng – áp lực lưu lượng dầu ở đường ống bên ngoài truyền dẫn đến pittong dầu hoặc mô tơ dầu – từ đó điều khiển hướng máy và thực hiện chức năng nâng hạ.
Lưu ý khi khởi động hoặc dừng bộ phận nâng hạ thủy lực
– Kiểm tra dầu xem đã đủ trên vạch mức quy định chưa, dầu chống ma sát 40#.
– Khi tiến hành nâng hạ phải kiểm tra trước xem đồng hoá và cánh khuấy đã tắt chưa, nếu không sẽ rất nguy hiểm (nhà máy đã thiết kế tự động khống chế).
– Trước khi nâng hạ phải kiểm tra xem đã xả hết chân không chưa (thiết kế tự động từ nhà máy sản xuất).
Chi tiết điều khiển
- Khi nâng nắp nồi lên phải kiểm tra xem đã xả hết chân không bên trong nồi, phòng trường hợp hệ thống tự động hỏng, chưa xả hết chân không mà nâng nắp nồi lên là dẫn đến nắp nồi sẽ bị méo móp và trục thuỷ lực cũng sẽ bị hỏng.
- Khi hạ nắp nồi xuống không được cho tay vào mặt bích miệng nồi hoặc để vật gì lên nếu không sẽ bị thương hoặc bị hỏng nắp nồi.
Hướng dẫn khi vận hành bộ phận nâng hạ thủy lực
- Khi nắp nồi đang ở trạng thái nâng lên, máy sẽ thông qua hành trình giữa xà ngang và giá khung máy tiếp xúc đến công tắc ngắt dừng, lúc này bộ phận khuấy trộn và đồng hoá sẽ ngắt, tự động dừng làm việc.
- Khi nồi ở trang thái nghiêng đổ thì hành trình trục trên tiếp xúc công tắc ngắt, điện điều khiển hạ ngắt dừng và nắp nồi không thể xuống.
- Khi nồi ở trạng thái chân không, công tắc cảm biến chân không trên nắp nồi sẽ điều khiển công tắc nâng lên dừng làm việc và nắp nồi không thể mở nâng lên.
- Điều khiển tốc độ nâng hạ thuỷ lực: điều chỉnh ốc xoáy hồi lưu ở đoạn trên bơm dầu của trạm dầu. Đầu tiên dùng dụng cụ nới lỏng mũ ốc, sau đó dùng lục giác để xoáy thuận kim đồng hồ để tăng tốc độ nâng lên hoặc hạ xuống, chỉnh ngược kim đồng hồ để giảm tốc độ nâng lên hoặc hạ xuống.
Giới thiệu bộ phận gia nhiệt và làm mát
Bộ phận gia nhiệt
Có 2 phương pháp gia nhiệt là dùng điện hoặc dùng hơi. (với máy này là dùng điện gia nhiệt).
- Trước khi gia nhiệt kiểm tra xem lớp giữa nồi đã có nước hoặc dầu dẫn nhiệt chưa (thông thường mỹ phẩm thì hay dùng nước đưa vào lớp giữa để làm dung môi gia nhiệt).
- Cài đặt thông số nhiệt độ cần gia nhiệt.
- Kiểm tra lỗ xả hơi ở lớp giữa nồi đã mở.
- Khi đã cho nước vào lớp giữa nồi rồi thì kiểm tra chỗ kết nối con nhiệt xem có hiện tượng rò rỉ gì không.
- Nếu khi khởi động gia nhiệt mà trong lớp giữa nồi không có nước thì con nhiệt sẽ bị cháy hỏng, lúc này bắt buộc phải thay con nhiệt khác.
- Khi thay con nhiệt khác vào phải kiểm tra đầu nối dây tránh bị hở tiếp xúc với nước và hở dây ra ngoài gây giật điện.
Con nhiệt
Bộ phận làm mát
Có thể sử dụng nước máy thông thường hoặc nước lạnh để hạ nhiệt làm mát.
Trước khi làm mát cần lưu ý 1 số việc sau:
- Quan trọng nhất là phải kiểm tra xem van xả nước đã mở chưa.
- Định kỳ kiểm tra độ linh hoạt của van an toàn, một tháng 1 lần dùng tay kéo nhanh cần van an toàn để kiểm tra độ nhậy nhảy.
- Khi mở van nước làm mát để đưa nước làm mát vào thì đồng thời van xả cũng phải mở ra nếu không mở van xả ra sẽ gây áp lực lớn trong lớp giữa nồi dễ dẫn đến có thể nồi sẽ bị biến dạng móp méo.
- Khi áp lực quá lớn trong thời gian dài dễ gây ra cả nguy hiểm cho người đứng máy (Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra tuy nhiên khách hàng sử dụng vẫn phải hết sức lưu ý).
Giới thiệu bộ phận ra liệu
Hệ thống ra liệu thường là theo kiểu bơm dịch hút ra, áp lực bình thường ra liệu, bên ngoài tuần hoàn ra liệu hoặc xoay nghiêng nồi ra liệu 4 kiểu:
- Khi tận dụng bơm hút liệu, thường là dung bơm trục đẩy, tuỳ dung tích các nồi khác nhau mà nhà máy lắp khác nhau.
- Áp lực thường ra liệu, khi nồi ở trạng thái kín, lợi dụng nén khí áp lực lớn nhất 0.2Mpa để đẩy ra liệu.
- Tuần hoàn ra liệu: Vòng quay của đồng hoá không quá 1400 vòng/ phút nếu không sẽ xảy ra sủi bọt.
- Tay xoay nghiêng nồi đổ liệu ra: phương thức này thường dung cho những nồi nhỏ dưới 300L là tiện dụng và phù hợp nhất, chỉ cần tay xoay là nghiêng nồi đổ ra, kết hợp cả van xả dưới đáy.
3. Nồi chứa nước
- Chủ yếu dùng để gia nhiệt phối trộn gia nhiệt nước nguyên liệu, kết cấu nồi gồm: nồi, cánh khuấy trộn, gia nhiệt. Nắp nồi mở ½, nước thường để chiếm 4/5 nồi.
- Cánh khuấy nồi thường có 2 kiểu là dạng đánh trộn li tâm tốc độ cao và cánh khuấy quét đảo, thông thường là dạng xoáy li tâm đáy nồi trộn thì tốc độ thường 960 vòng/phút hoặc 1440 vòng/phút. Tốc độ khuấy quét là 63 vòng/phút hoặc 80 vòng/phút.
- Ra liệu của nồi nước: Nếu là nước rửa tráng nồi thì xả đi ra ngoài, nếu là dịch thì sẽ nối dây mềm bên nồi nhũ hoá cắm vào hút sang.
Lưu ý: Trước khi khởi động cánh khuấy nồi nước thì phải xác định xem trộn trên hay trộn dưới:
- Nếu là khuấy trộn li tâm đáy dưới thì phải đảm bảo nồi có 1/3 nước trở lên mới được mở khuấy trộn.
- Nếu không có dịch lỏng trong nồi mà bật khuấy trộn li tâm thì sẽ dẫn đến nóng cháy hỏng gioăng và như vậy dịch sẽ lọt hở xuống mô tơ dẫn đến cháy hỏng mô tơ.
4. Nồi chứa dầu
- Chủ yếu dùng để chứa gia nhiệt phối trộn nguyên liệu dịch dầu nguyên liệu.
- Cấu tạo nồi cũng gồm: thân nồi, cánh khuấy, mở nắp ½ và cũng có 2 kiểu khuấy là li tâm dưới đáy nồi và cánh khuấy đảo. Tốc độ li tâm đáy nồi là 960 vòng/phút hoặc 1440 vòng/phút. Tốc độ cánh khuấy đảo là 63 vòng/phút hoặc 80 vòng/phút.
- Ra liệu: Với nước rửa nồi thì xả ra ngoài, với dịch thì là ống mềm từ bên nồi nhũ hoá cắm sang để nồi nhũ hoá tự hút.
Lưu ý: Trước khi khởi động cánh khuấy nồi dầu thì phải xác định xem trộn trên hay trộn dưới.
- Nếu là khuấy trộn li tâm đáy dưới thì phải đảm bảo nồi có 1/3 dịch dầu trở lên mới được mở khuấy trộn.
- Nếu không có dịch lỏng trong nồi mà bật khuấy trộn li tâm thì sẽ dẫn đến nóng cháy hỏng gioăng và như vậy dịch sẽ lọt hở xuống mô tơ dẫn đến cháy hỏng mô tơ.
Lưu ý khi vận hành máy trộn nhũ hóa chân không tự động
- Khi bật test thử hoặc chạy nồi chứa dầu, chứa nước không được thò tay vào trong nồi để thử hoặc tò mò kiểm tra trong nồi.
- Sàn thao tác lên xuống tránh đổ nước hoặc dầu ra dễ bị ngã khi bước lên thao tác tủ điện hoặc quan sát máy.
- Khi trong nồi chính đang có áp lực không được thò ngón tay vào lỗ đổ hương liệu hoặc lỗ đổ mồ hơi (lỗ thở) bởi vì khi nồi đang có áp lực mà đưa ngón tay vào thì sẽ bị hút vào trong nồi dẫn đến bị thương.
- Bên ngoài nồi giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Mỗi ca sản xuất xong phải rửa CIP vệ sinh nồi bằng nước nóng sạch sẽ.
- Thường xuyên kiểm tra Tank nhỏ chứa nước ở gần Bơm tuần hoàn chân không phải đủ nước, nếu không có nước bơm chân không sẽ hút không tải dẫn đến cháy hỏng bơm.
- Thường xuyên kiểm tra nồi chính, nồi nước và nồi dầu bộ phận cánh khuấy xem có bị lỏng ốc vít cánh trục không vì chạy lâu ngày có thể bị dơ ra lúc nào không biết..
- Thường xuyên kiểm tra dao đánh nhũ hoá trong nồi chính xem bị dơ lỏng ốc vít xoáy không.
- Thường xuyên kiểm tra van điện từ vào nước và đường ống nước vào lớp giữa nồi.
- Thường xuyên kiểm tra vị trí mức dầu ở trạm dầu thuỷ lực xem đã ở mức cao nhất chưa, hao dầu không đủ là phải bổ sung kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra dầu vàng bôi trơn trong bộ phận giảm tốc trong ngoài cánh khuấy.
- Khi CIP rửa nồi lưu ý tránh làm ướt các van điện từ, nến kiểm tra thường xuyên các van này.
Hình ảnh và Video vận hành nồi trộn nhũ hóa chân không
Hình ảnh máy lắp đặt thực tế tại xưởng khách hàng
Bộ máy trộn nhũ hóa chân không lắp tại xưởng Bắc Ninh
Nồi nhũ hóa và tủ điện điều khiển
Thao tác Máy nhũ hóa chân không lắp tại Hà Nội
Video vận hành nồi nhũ hóa chân không tự động
Đăng ký theo dõi kênh Youtube Sao Bắc Á để cập nhật nhiều mẫu máy mới nhất ngay hôm nay!
Chính sách vận chuyển và bảo hành khi mua máy nhũ hóa chân không tự động nhập khẩu tại Sao Bắc Á
- Sao Bắc Á bảo hành 12 tháng và bảo trì trọn đời cho khách mua máy nhũ hóa nhập khẩu.
- Miễn phí vận chuyển cho khách hàng thuộc nội thành Hà Nội. Sao Bắc Á lắp đặt máy toàn quốc, hỗ trợ vận chuyển tùy theo từng khu vực.
- Kỹ thuật về tận nơi lắp đặt và hướng dẫn thao tác, vận hành máy cho ra thành phẩm.
- Tư vấn và chăm sóc 24/24
Liên hệ ngay 0904 693 834 để được tư vấn và báo giá chính xác máy theo nhu cầu đầu tư!!!
Tham khảo thêm: